Bệnh xương khớp và các phương pháp điều trị

(Viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp và đau nhức các khớp)

Viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp và đau nhức các khớp đều thuộc phạm vi chứng tý của YHDT (tý nghĩa là tắc lại).

Do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí kuyết tắc lại gây các chứng sưng, đỏ, nóng, đau các khớp. Do người già can thận bị hư, hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút, dẫn đến can thận bị hư, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm xương, khớp xương bị thoái hóa, biến dạng, cơ bị teo và khớp bị dính…
Vì vậy khi chữa các bệnh viêm đa khớp, các phương pháp chữa đều nhằm lưu thông khí huyết ở cân cơ xương; đưa là khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài, bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát (ngay vệ khí cũng do thận sinh ra) và để chống lại các hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của các khớp xương.

Để dễ vận động trong việc chữa bệnh, tài liệu này phân loại các thể bệnh, triệu chứng và cách chữa như sau:

I. ĐAU NHỨC CÁC KHỚP KHÔNG CÓ NÓNG, ĐỎ:
(Có tài liệu gọi là bệnh khớp không có tiêu chuẩn chẩn đoán)

Y HỌC DÂN TỘC GỌI LÀ LOẠI PHONG HÀN THAP TÝ
Triệu chứng chung là đau mỏi các khớp, lạnh mưa ẩm thấp đau tăng hoặc tái phát, bệnh mãn tính. Trên lâm sàng còn căn cứ vào triệu chứng thiên về phong, thiên về hàn hay thiên về thấp để phân loại ra các thể nhỏ như phong tý, hàn tý, thấp tý.
Khi chữa bệnh, phương pháp chung là khu phong tán hàn trừ thấp, căn cứ về sự thiên lệch về phong, hàn hay thấp mà cho thuốc chữa phong là chính, hàn là chính, hay thấp là chính. Khi chữa bệnh còn phân biệt bệnh mới mắc hay đã tái phát nhiều lần: nếu mới mắc thì lấy trừ tà là chính, nếu lâu ngày vừa phù chính (bổ can thận khí huyết) vừa trừ tà để tránh tái phát và đề phòng những biến chứng và những cố tật sau này.

1. Phong tý hay hành tý: do phong là chính
Triệu chứng: đau di chuyển các khớp, đau nhiều khớp, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
Phương pháp chữa: Khu phong là chính, tán hàn trừ thấp là phụ, họa huyết, hành khí.
Bài thuốc:
Bài 1: Thổ phục linh      16g             Quế chi                 8g
Ké đầu ngựa                   16g             Bạch chỉ               8g
Hy thiêm              16g             Tỳ giải                  12g
Uy linh tiên          12g             Ý dĩ                      12g
Rễ vòi voi             16g             Cam thảo nam      12g
Bài 2: Phòng phong thang gia giảm:
Phòng phong        12g             Bạch thược           12g
Khương hoạt        12g             Đương quy           12g
Tần giao               8g              Cam thảo             6g
Quế chi                 8g              Ma hoàng             8g
Phục linh              8g
Châm cứu
- Tại chỗ: châm các huyệt tại các khớp sưng đau và vùng lân cận khớp đau.
- Toàn thân: châm huyệt Hợp cốc, Phong môn, Phong trì, Huyết hải, Túc tam lý, Cách du.
Nhĩ châm: châm vào vùng tương ứng với đa khớp đau ở gờ đối vành và thuyền tai.

2. Hàn tý hay thống tý: 
Đau dữ dội ở một khớp, trời lạnh đau tăng, chườm nóng thì đỡ, tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn hoặc nhu hoãn.
Phương pháp chữa: tán hàn là chính, khu phong trừ thấp là phụ, hành khí hoạt huyết.
Bài thuốc:
Bài 1: Quế chi                8g              Ý dĩ                      12g
Can khương                   8g              Thương truật        8g
Phụ tử chế            8g              Xuyên khung        8g
Thiên niên kiện     8g              Ngưu tất               8g
Uy linh tiên          8g
Bài 2: Quế chi                8g              Ý dĩ                      12g
Rễ cây                  12g             Ngũ gia bì             8g
Can khương                   8g              Ngưu tất               8g
Thiên niên kiện     8g              Xuyên khung        8g
Ké đầu ngựa                   12g
Bài 3: Ô đầu thang gia giảm
Phụ tử chế            8g               Hoàng kỳ             8g
Ma hoàng             8g               Phục linh              8g
Bạch thược           8g               Cam thảo             6g
Châm cứu: cứu Quan nguyên, Khí hải, Túc tam tỳ, Tam âm giao.
Châm bổ ôn châm các huyệt tại chỗ và lân cận các khớp đau.

3. Tháp tý hay trước tý (trước: kéo xuống, co rút xuống).

Triệu chứng: Đa khớp nhức mỏi, đau một chỗ, tê bì, đau các cơ, vận động khó, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn.
Phương pháp chữa: trừ thấp là chính, tán hàn khu phong là phụ, hành khí, hoạt huyết.
Bài thuốc:
Bài 1: Ý dĩ                     16g             Quế chi                 6g
Ngũ gia bì             12g             Bạch chỉ               6g
Tỳ giải                  16g             Xuyên khung        12g
Rễ cây lá lốt                   8g              Đan sâm               12g
Rễ cỏ xước           12g
Bài 2: Ý dĩ nhân thang gia giảm
Ý dĩ                      16g             Ô dược                 8g
Thương truật        12g             Hoàng kỳ             12g
Ma hoàng             8g              Cam thảo             6g
Quế chi                 8g              Đảng sâm             12g
Khương hoạt        8g              Xuyên khung        8g
Độc hoạt              8g              Ngưu tất               8g
Phòng phong        8g
Châm cứu: châm Túc tam lý, Tam âm giao, Tỳ du, Thái khê, Huyết hải.
Tại chỗ: châm tại các khớp sưng đau và vùng lân cận nơi đau.

Nếu bệnh mắc lâu ngày dùng phương pháp công bổ kiêm trị, tùy vị trí các khớp đau mà chọn các vị thuốc hay bài thuốc thích hợp: đau vùng lưng, vai, cánh tay thì phương pháp chữa là bổ khí huyết, khu phong trừ thấp tán hàn, bài thuốc điển hình là Quyên tý thang (Khương hoạt 8g, Phòng phong 8g, Xích thược 12g, Khương hoàng (nghệ) 12g, Hoàng kỳ 12g, Đương quy 8g, Cam thảo 6g, Gừng 4g, Đại táo 12g), nếu đau từ thắt lưng xuống 2 chân thì phương pháp chữa là bổ can thận, khu phong, tán hàn, trừ thấp, bài thuốc điển hình là bài Độc hoạt ký sinh thang (Độc hoạt 8g, Phòng phong 8g, Tang ký sinh 12g, Tần giao 8g, Tế tân 4g, Ngưu tất 8g, Đỗ trọng 8g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8g, Sinh địa 12g, Đảng sâm 12g, Phục linh 8g, Cam thảo 6g, Quế tâm 4g) hoặc dùng bài Tam lý thang là bài Độc hoạt ký sinh thang bỏ Tang ký sinh, thêm Hoàng kỳ 12g, Tục đoạn 2g, có tác dụng bổ can thận khí huyết mạnh hơn.

II. THOÁI HÓA KHỚP:
YHDT cho rằng do can thận hư kết hợp với phong hàn thấp gây ra.
Triệu chứng: Giống kiểu phong hàn thấp tý thiên về hàn tý kèm thêm triệu chứng về can thận hư như đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế.
Phương pháp chữa: bổ can thận, khu phong, trừ thấp, tán hàn. Thuốc bổ thận dùng nhiều thuốc bổ thận dương như Tục đoạn, Thỏ ty tử, Ba kích, Đỗ trọng, Bổ cốt chi, Cáp giới (Tắc kè).
Bài thuốc: như bài Độc hoại ký sinh thang, Tam tý thang gia giảm.
Châm cứu: Cứu là chính vào các huyệt bổ thận như Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Tam âm giao… tại chỗ châm bổ, ôn châm vào các huyệt tại khớp đau và vùng lân cận.

III. VIÊM KHỚP DẠNG THẤP:
Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh kéo dài thường có những đợt tiến triển cấp: sưng, nóng, đỏ, đau các khớp hay gặp ở các khớp nhỏ đối xứng với nhau. Vị trí các khớp bị viêm: khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, ngón chân, bàn chân, đầu gối có khi cả khớp háng và đốt sống. Lâu ngày các khớp biến dạng dính cứng khớp làm hạn chế hoặc mất vận động.
1. Viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp: YHDT gọi là phong thấp nhiệt tỳ.
Triệu chứng lâm sàng và cách chữa giống như thể viêm khớp của bệnh thấp tim.
Triệu chứng: Các khớp sưng, nóng, đỏ, đau (hay xuất hiện đối xứng). Cư án ngày nhẹ đêm nặng, co duỗi cử động khó khăn, sốt, ra mồ hội, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, mạch hoạt sác.
Phương pháp chữa: khu phong, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, lợi niệu trừ thấp (thanh nhiệt khu phong hóa thấp).
Bài thuốc:
Bài 1: Rễ cây vòi voi     16g             Hy thiêm              16g
Thổ phục linh       16g             Ngưu tất               12g
Nam độc lực         10g             Huyết dụ              10g
Rễ cây cà gai leo   10g             Kê huyết đắng      12g
Rễ cây cúc áo       10g             Sinh địa                12g
Bài 2: Bạch hổ quế chi thanh gia giảm:
Thạch cao             40g             Tang chi               12g
Tri mẫu                12g             Ngạnh mễ             12g
Quế chi                 6g              Kim ngân             20g
Hoàng bá              12g             Phòng kỷ              12g
Thương truật        8g
Nếu có hồng ban nút hoặc khớp sưng đỏ nhiều, thêm Đan bì 12g, Xích thược 8g, sinh địa 20g.
Bài 3: Quế chi thược trị mẫu thang gia giảm.
Quế chi                 8g               Tri mẫu                12g
Bạch thược           12g             Bạch truật            12g
Cam thảo             6g               Phòng phong        12g
Ma hoàng             8g               Kim ngân hoa       16g
                                                Liên kiều              12g
Nếu các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác, YHDT gọi là thấp nhiệt thương âm.
Phương pháp chữa: bổ âm thanh nhiệt, khu phong trừ thấp. Vẫn dùng bài thuốc trên, bỏ Quế chi, thêm các thuốc dưỡng âm thanh nhiệt như Sinh địa, Huyền sâm, Địa cốt bì, Sa sâm, Miết giáp, Thạch hộc…
Châm cứu: châm cứu huyệt tại các khớp sưng đau và vùng lân cận, toàn thân châm huyệt Hợp cốc, Phong môn, Túc tam lý, Huyết hải, Đại chùy…
2. Viêm đa khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng, teo cơ, dính cứng khớp, đàm ứ ở kinh lạc.
Phương pháp chữa: nếu còn sưng đau các khớp: khu phong thanh nhiệt, trừ thấp thêm các thuốc trừ đàm, dùng các bài thuốc ở phần trên, thêm các thuốc:
Nam tinh chế        8g              Đào nhân             8g
Bạch giới tử sao   8g              Hồng hoa             8g
Cương tàm           12g
Xuyên sơn giáp    8g             
Châm cứu: châm các huyệt như phần trên.
Xoa bóp: Tại các khớp bằng các thủ thuật ấn, day, lăn, véo các khớp và các cơ quanh khớp.
Vận động: vừa xoa bóp vừa vận động các khớp theo các tư thế, động tác cơ năng. Vận động từng bước, động viên người bệnh chịu đựng, dần dần tới lúc các khớp hồi phục các động tác, động viên người bệnh thường xuyên luyện tập đi, tập co duỗi theo các động tác cơ năng.
Xoa bóp, vận động là phương pháp chủ yếu và quyết định kết quả chữa bệnh trong giai đoạn này.
3. Đề phòng bệnh viêm đa khớp dạng thấp tái phát:
Sau khi bệnh đã ổn định, đa khớp hết sưng, nóng, đỏ, đau cần đề phòng đợt tái phát bằng các biện pháp sau:
a. Dùng thuốc uống phòng: Như đã trình bày ở trên, bệnh do các yếu tố phong thấp, nhiệt nhân vệ khí hư mà xâm nhập vào cơ thể, trong cơ thể người bệnh bẩm tố âm hư, huyết nhiệt (tình trạng dị ứng nhiễm trùng), can thận hư, không nuôi dưỡng cân xương được tốt, làm vệ khí yếu là điều kiện để phong nhiệt xâm phạm vào cơ thể gây bệnh tái phát.
Phương pháp dùng thuốc: bổ can thận, lương huyết, khu phong trừ thấp.
Bài thuốc:
Sinh địa                12g             Ngưu tất               16g
Huyền sâm           12g             Phòng phong        12g
Phụ tử chế            6g               Thổ phục linh       16g
Tang ký sinh        12g             Kim ngân dây       16g
Thạch hộc            12g             Ý dĩ                      12g
Hà thủ ô               12g             Tỳ giải                  12g
Tán nhỏ, dùng mỗi ngày 40g sắc uống. Hoặc dùng bài thuốc trên sắc uống mỗi tuần 3 thang, trong 3 tháng.
Hoặc dùng bài Độc hoạt ký sinh thang dạng bột hay dạng thuốc sắc để can thận, khí huyết kết hợp với khu phong hoạt huyết (thêm Phụ tử chế):
Độc hoạt              12g             Sinh địa                12g
Phòng phong        12g             Bạch thược           12g
Tang ký sinh        16g             Đương quy           8g
Tế tân                            8g              Đảng sâm             12g
Tần giao               8g              Phục linh              12g
Ngưu tất               12g             Cam thảo             6g
Đỗ trọng               12g
Quế chi                 8g


b. Xoa bóp, luyện tập thường xuyên, tự rèn luyện để cơ thể thích ứng dần dần với mọi hoàn cảnh thời tiết, lạnh, ẩm thấp, gió, mưa…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm? Chi phí hết bao nhiêu?

Biểu hiện bạn có thể bị thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng bệnh gai cột sống