Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm nằm giữa các xương của cột sống. Trượt đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống, nhưng sự thật là các đĩa đệm không bị "trượt" mà nó bị rách, hoặc đứt. 

Khi đó, những chất dạng gel bên trong nó (nhân tủy) sẽ tràn ra ngoài. Hiện tượng này được gọi là thoát vị nhân tủy - hay thoát vị đĩa đệm. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là những người có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi. 

Nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm

Đau do thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của sự hao mòn cột sống diễn ra mỗi ngày. Tuy nhiên, nó cũng có thể do tổn thương gây ra. Cơn đau đôi khi có thể là kết quả của sự đè ép các dây thần kinh do nhân tủy bị tràn ra ngoài. Thoát vị đĩa đệm có thể diễn tiến từ từ theo thời gian, phải mất vài tuần hoặc vài tháng để đạt đến mức làm cho bệnh nhân cảm thấy cần phải đi khám bệnh. Hoặc cơn đau có thể xảy ra đột ngột do nâng nhấc vật nặng không đúng cách hoặc do xoắn vặn các đĩa đệm đã bị yếu sẵn từ trước. Trong những trường hợp này, cần phải gọi bác sĩ ngay lập tức.

Có 4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm được mô tả dưới đây:
Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm 
Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm:
Disc Degeneration: Thoái hóa đĩa đệm
Prolapse : Sa
Extrusion: Đẩy
Sequestration: Cô lập/cách ly

    Thoái hóa đĩa đệm: trong giai đoạn đầu, nhân tủy bị yếu đi do những thay đổi hóa học bên trong đĩa đệm do tuổi tác. Vào giai đoạn này không xảy ra thoát vị.
    Sa: trong giai đoạn này, đĩa đệm sẽ bị thay đổi hình dạng hoặc vị trí. Bắt đầu hình thành chỗ lồi hoặc sa có thể bắt đầu gây cản trở tủy sống.
    Đẩy: trong giai đoạn này, nhân tủy có dạng gel sẽ phá vỡ bức tường của bao xơ nhưng vẫn còn nằm bên trong đĩa đệm.
    Cô lập/cách ly: trong giai đoạn cuối, nhân tủy sẽ phá vỡ bao xơ và đi ra ngoài đĩa đệm vào trong ống sống.

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm: đau âm ỉ hoặc đau chói, co thắt cơ hoặc vọp bẻ, yếu ớt, ngứa ran hoặc đau quy chiếu.
Đau quy chiếu có nghĩa là cơn đau xuất hiện ở khu vực khác của cơ thể mà nguyên nhân lại là do đĩa đệm. Chẳng hạn như nếu bạn bị lồi hoặc thoát vị đĩa đệm ở vùng lưng dưới (cột sống thắt lưng), bạn có thể sẽ bị đau quy chiếu ở chân. Hiện tượng này còn được gọi là đau thần kinh tọa - một cơn đau nhói xuất phát từ mông đến cẳng chân, đôi khi có thể lan đến cả bàn chân. Thông thường thì chỉ bị ở một chân.
Nếu bị thoát vị đĩa đệm ở các đốt sống cổ, bạn có thể đau quy chiếu ở cẳng tay và lan đến bàn tay. Đau cẳng tay và cẳng chân do thoát vị đĩa đệm còn được gọi là bệnh rễ thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm có thể gây tiêu tiểu mất tự chủ nhưng rất hiếm gặp. Nếu xảy ra tình trạng này, bạn nên đi khám bệnh ngay lập tức.

Không phải tất cả các trường hợp đĩa đệm bị thoát vị đều gây ra triệu chứng cho bệnh nhân. Thật sự, nhiều người chỉ phát hiện ra mình bị thoát vị đĩa đệm sau khi chụp X quang vì một lý do không liên quan gì đến bệnh này cả.
Nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm, bạn cần phải được điều trị phù hợp. Hãy đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên và hãy đi khám bệnh nếu như bạn cảm thấy có những dấu hiệu cấp cứu sau:

    Đau ngày càng nặng hơn
    Đau đến mức không làm gì được.
    Đau tay hoặc chân, yếu, tê hoặc ngứa.
    Mấy cảm giác hoặc yếu ở vùng bàng quang hoặc hậu môn
    Tiêu tiểu mất kiểm soát.

Để được điều trị tốt nhất, đầu tiên bạn cần phải biết nguồn gốc của vấn đề. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về thoát vị đĩa đệm và những nguyên nhân của nó. Bạn cũng sẽ được biết và những lựa chọn điều trị và những lời khuyên để phòng ngừa tránh bị tổn thương.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm được lương y Nguyễn Viết Hương điều trị

Một số bệnh nhân bị bệnh thoát vị đĩa đệm nặng

Một số triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống